Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính. Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, hóa đơn điện tử đang được áp dụng thế nào?
1. Quy định mới về hóa đơn điện tử
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử là từ ngày 1/11/2020. Tuy nhiên, ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, lùi thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đến ngày 1/7/2022.
Nhằm đồng nhất nội dung các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử và để các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuận tiện hơn trong việc áp dụng hóa đơn điện tử, ngày 30/10/2020 vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 88/2020/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung Điều 26 Thông tư số 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thông tư 88/2020/TT-BTC của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 26 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, cụ thể:
Theo Khoản 2, Điều 1 của Nghị định Thông tư 88/2020/TT-BTC, nội dung tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 26 của Thông tư số 69/2019/TT-BTC bị bãi bỏ:
“3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.”
Như vậy, quy định này hoàn toàn trùng khớp với nội dung tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 19/10/2020 trước đó. Thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử 1/11/2020 lùi lại đến 1/7/2022.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai mã số thuế.
2. Những khó khăn khi áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
Khó khăn trong việc áp dụng triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong kinh doanh xăng dầu (KDXD) là không có tiềm lực về tài chính, sự đồng thuận của các bên liên quan, sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng cột bơm, các trang thiết bị hiện đại…
Chủ trương dùng hóa đơn điện tử (HĐĐT) và kết nối dữ liệu trong kinh doanh xăng dầu (KDXD) của Tổng cục Thuế triển khai thí điểm tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Tuy nhiên việc đưa HĐĐT vào trong (KDXD) còn gặp nhiều cản trở bởi nhiều yếu tố.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử trong lĩnh vực xăng dầu được đánh giá là hướng đi thích hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của văn minh thương mại thế giới. HĐĐT mang lại cho DN một số lợi ích như: Tiết giảm chi phí in ấn hóa đơn; bảo đảm an toàn lưu trữ thông tin, khắc phục tình trạng mất hóa đơn trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, mua bán; giảm chi phí lao động bảo quản,… Khi triển khai HĐĐT, cả cơ quan quản lý thuế, DN đều có thể truy cập nhanh chóng vào Cổng thông tin xăng dầu của DN để tra cứu tất cả thông tin mua vào, bán ra, giúp cả hai phía thuận tiện trong việc kiểm soát, đối chiếu số liệu.
Các cột bơm xăng dầu phải đạt chuẩn mới có thể kết nối dữ liệu và sử dụng hóa đơn điện tử
Việc triển khai HĐĐT xăng dầu cũng được kỳ vọng góp phần minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, ngăn chặn tình trạng buôn bán xăng dầu lậu, không rõ nguồn gốc trên thị trường, từ đó chống thất thu thuế cho Nhà nước. Ngành thuế kỳ vọng sẽ tích hợp phần mềm quản lý bán hàng song song, đồng bộ phần mềm quản lý thuế để cá nhân, DN có thể lập tức lấy được hóa đơn khi thực hiện mua bán xăng dầu tại các cột bơm. Cùng với đó, dữ liệu mua bán được truyền thẳng về cơ quan thuế để quản lý, giám sát.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, ngay từ bây giờ, phải nghiên cứu áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư hệ thống, thiết bị và chuẩn bị cơ sở pháp lý để áp dụng HĐĐT đến tất cả các cửa hàng, chi nhánh, công ty KDXD và thực hiện kết nối dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế. Tuy nhiên, do mặt bằng chung giữa các DN đầu mối chưa đồng bộ cho nên ngành thuế mới chỉ đưa ra quy định khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện.
Thời gian tới, về cơ sở pháp lý, có thể sửa đổi theo hướng coi việc kết nối dữ liệu HĐĐT với cơ quan thuế là điều kiện bắt buộc đối với KDXD. Vị đại diện này cũng khẳng định, quy trình lấy hóa đơn ở các điểm mua, bán xăng dầu hiện nay rất phức tạp và thủ công. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng ai cần hóa đơn thì viết, không thì thôi, tạo ra sự gian lận trong việc hợp thức hóa hóa đơn lĩnh vực xăng dầu. Nhiều cửa hàng xăng dầu có thể gom số lượng xăng, dầu bán ra của những người mua không cần hóa đơn để bán lại cho những người cần hóa đơn dù họ không thực hiện giao dịch mua bán.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Sự lựa chọn của Petrolimex
Từ ngày 1/1/2018, lần đầu tiên Petrolimex phát hành hóa đơn điện tử khi mua xăng dầu thay thế cho việc phát hành hóa đơn giấy như trước đây. Dự kiến, đến tháng 4/2018, Petrolimex sẽ áp dụng cho tất cả các công ty xăng dầu thành viên trên cả nước.
Đại diện của Petrolimex cho biết, việc phát hành hóa đơn điện tử là phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ của thế giới, góp phần tiết giảm chi phí và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu, giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính.
Ngoài ra, theo đại diện Petrolimex, khi áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử, các cơ quan nhà nước cũng sẽ thuận tiện trong việc tra cứu và kiểm soát thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc làm này sẽ mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, nhà nước và doanh nghiệp.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi