Tạo và gửi phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp tạo và gửi phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định mới nhất. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Các bước hủy hóa đơn GTGT đúng quy định.

1. Khái niệm cơ bản

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử.

Sau khi tạo ra phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, doanh nghiệp cần gửi phiếu cho người mua và người vận chuyển (nếu có) qua các phương tiện điện tử như email, SMS, Zalo… để họ có thể xem và tải về phiếu.

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử cũng cần được lưu trữ trên hệ thống của doanh nghiệp và cơ quan Thuế để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát thuế như đối với hóa đơn điện tử.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử là một loại chứng từ quan trọng kèm theo hàng hóa để làm căn cứ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Loại phiếu này không chỉ giúp chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong lưu thông mà còn giúp các doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ.

Khoản 6, Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.”

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì 100% đơn vị, cá nhân kinh doanh khi chuyển sang hóa đơn điện tử thì phải sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thay thế phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giấy truyền thống.

>> Tham khảo: Yêu cầu đối với thông tin kế toán quản trị.

2. Nội dung mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử

Mẫu phiếu xuất kho

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử có các chỉ tiêu ghi như sau:

– Tên và mã số thuế của người xuất hàng

– Tên và mã số thuế của người nhận hàng

– Số và ngày lập phiếu

– Số và ngày lập hóa đơn (nếu có)

– Tên và mã số thuế của người vận chuyển (nếu có)

– Phương tiện vận chuyển (nếu có)

– Thông tin chi tiết về hàng hóa: tên, mã số, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền

– Tổng số tiền viết bằng chữ

– Tên, chữ ký, đóng dấu của người lập phiếu, người bán và người mua

– Mã xác thực của cơ quan thuế (nếu có).

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Trường hợp nhập khẩu ủy thác hàng hóa: Nếu đã nộp thuế GTGT nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh trả hàng cho cơ sở ủy thác nhập khẩu sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu chưa nộp thuế GTGT ở bước nhập khẩu thì cơ sở nhận ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác cần lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định của pháp luật làm chứng từ để lưu thông hàng hóa.

– Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa: Cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác. Khi hàng hóa đã xuất khẩu và được cơ quan hải quan xác nhận, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần lập hóa đơn điện tử GTGT. Bên nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử GTGT hoặc hóa đơn bán hàng để xuất bán cho khách hàng nước ngoài.

– Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử GTGT để làm căn cứ thanh toán về kê khai, nộp thuế GTGT ở từng đơn vị, từng khâu độc lập.

– Trường hợp dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử để xuất hàng cho đại lý: Trường hợp này áp dụng cho các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký và thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính.

Ngoài ra, theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn nhưng không cần khai thuế. Nghĩa là trên hóa đơn cần ghi chú, dòng giá bán là dòng chưa thuế GTGT, dòng thuế suất và tiền thuế sẽ gạch chéo.

>> Tham khảo: Biểu thuế lũy tiến TNCN, Phần mềm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử.

Doanh nghiệp có thể hạch toán tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:

– Nợ TK 154, 211, 241,242, 641, 642,… tùy theo bộ phận và mục đích sử dụng hàng nội bộ.

– Có TK 155, 156,… : CHi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*