Báo cáo thuế có thể được nộp theo tháng hoặc theo quý tùy trường hợp theo quy định của luật kế toán và luật doanh nghiệp. Bài vieetssau sẽ hướng dẫn độc giả hai phương pháp lập báo cáo thuế giá trị gia tăng theo tháng.
1. Các loại báo cáo mà doanh nghiệp phải nộp hàng tháng
Theo quy định, hàng tháng các doanh nghiệp phải nộp một số loại báo cáo thuế như sau:
- Báo cáo thuế bảo vệ môi trường.
- Báo cáo thuế tài nguyên hàng tháng.
- Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân.
- Báo cáo thuế GTGT.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn báo cáo thuế theo quý.
2. Quy định về khai báo thuế giá trị gia tăng
Tờ khai thuế GTGT theo tháng là một trong những loại báo cáo thuế hàng tháng mà các doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu năm trước liền kề đạt trên 50 tỷ, thường hoạt động được khoảng 1 năm trở lên, sẽ phải nộp lên cơ qua thuế bằng cách gửi hồ sơ trực tiếp học nộp qua mạng, trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.
Theo đó, các doanh nghiệp được sử dụng một trong hai phương pháp để khai thuế GTGT: phương pháp khai thuế GTGT trực tiếp; phương pháp khai thuế GTGT khấu trừ.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Phương thức khai báo thuế giá trị gia tăng
3.1. Phương pháp khai báo trực tiếp
Với những doanh nghiệp chọn báo cáo thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tùy vào từng trường hợp sẽ chuẩn bị hồ sơ khác nhau.
Trường hợp 1: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT thì chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gồm “Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT” là đủ.
Trường hợp 2: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT.
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
Trường hợp 3: các doanh nghiệp khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu nhưng theo từng lần phát sinh thì sẽ chuẩn bị “Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT”.
3.2. Khai báo thuế theo phương pháp khấu trừ
Theo đúng quy định hiện hành, khi tiến hành nộp báo cáo tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT.
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT.
>> Tham khảo: Lợi ích khi chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp khai thuế, đặc thù ngành nghề kinh doanh,… mà doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm vào báo cáo khai thuế một số tờ khai sau (nếu cần):
- Bản giải trình khai thuế bổ sung điều chỉnh theo mẫu số 01/KHBS.
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 0% theo mẫu số 01-3/GTGT.
- Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT.
- Bảng kê thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai hay chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết đã đêm đến những nội dung thực sự hữu ích đến quý độc giả.
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi