Các bước kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính với các bước đơn giản

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra và đánh giá, xác minh các thông tin tài chính của một tổ chức để đảm bảo tính chính xác, minh bạch của báo cáo tài chính. Hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các chuyên gia kiểm toán độc lập, có chuyên môn trình độ cao, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kế toán, tài chính và đã được cấp phép bởi các cơ quan quản lý Nhà nước. Bài viết hướng dẫn các bước kiểm toán báo cáo tài chính mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

>> Tham khảo: Quy định thuế TNCN với thu nhập từ cổ tức được chia.

1. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Thông thường, quy trình kiểm toán sẽ bao gồm các bước sau:

– Bước 1. Lập kế hoạch kiểm toán

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng đối với Kiểm toán viên là lập kế hoạch kiểm toán. Trong bước này, kiểm toán viên và đơn vị thực hiện kiểm toán phải xây dựng chiến lược kiểm toán, căn cứ trên các tiêu chí sau:

  • Đặc điểm của quá trình kiểm toán nhằm xác định mục đích, phạm vi kiểm toán.
  • Xác định mục tiêu kiểm toán để thiết lập lịch trình kiểm toán.
  • Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán.
  • Nội dung, lịch trình và phạm vi nguồn lực sử dụng trong toàn bộ quá trình kiểm toán.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử; Báo giá hóa đơn điện tử.

– Bước 2. Thực hiện kiểm toán

Để thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ áp dụng từng phương pháp kỹ thuật phù hợp cho từng hạng mục để thu thập thông tin.Việc này được triển khai chủ động.

Các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán như:

  • Thủ tục khảo sát: Kiểm toán viên tiến hành khảo sát nếu kết quả của quá trình này cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với nhận định ban đầu. Kết quả của khảo sát sẽ đưa ra những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
  • Phân tích và kiểm tra: Kiểm toán viên thực hiện chi tiết với các số dư. Thủ tục phân tích sẽ đưa ra kết quả xác định sự tồn tại của các giao dịch hoặc các sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán.

– Bước 3. Tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận kiểm toán

Sau khi thực hiện mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận về vào báo cáo hoặc biên bản kiểm toán, giúp doanh nghiệp đạt được sự tin cậy như trong mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính được chia sẻ.

Cuối cùng, các kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập báo cáo và chịu trách nhiệm cho các sự kiện phát sinh việc lập báo cáo kiểm toán đó. Dựa vào kết quả của mục tiêu kiểm toán, các kiểm toán viên đánh giá: Ý kiến chấp nhận toàn phần, Ý kiến chấp nhận từng phần, Ý kiến trái ngược và Ý kiến từ chối.

>> Tham khảo: Luật Thuế Giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025.

2. Phương pháp kiểm toán

Phương pháp kiểm toán cơ bản

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330, phương pháp kiểm toán cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế để phát hiện ra những vấn đề sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dữ liệu.

Đối với phương pháp này, tất cả những đánh giá, phân tích và nhận định của kiểm toán viên phải được căn cứ trên các dữ liệu, số liệu và thông tin thực tế của báo cáo tài chính được cung cấp bởi bộ phận kế toán.

2. Có những phương pháp kiểm toán cơ bản nào?

Theo quy định, các phương pháp kiểm toán cơ bản gồm có:

2.1. Phương pháp đánh giá tổng quát 

Đánh giá tổng quát là phương pháp kiểm toán cơ bản căn cứ trên số liệu của báo cáo tài chính (BCTC), thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu của BCTC.

Cụ thể, phương pháp đánh giá tổng quát sẽ bao gồm hai phương pháp chính là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất:

  • Phân tích xu hướng: Phương pháp này sẽ so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu, giúp kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động trên cùng một chỉ tiêu qua đó định hướng được nội dung kiểm toán và các định những vấn đề trọng yếu cần khai thác và đi sâu.
  • Phân tích tỷ suất: Dựa vào những tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục để đưa ra so sánh, phân tích đánh giá. Một số nhóm tỷ suất mà doanh nghiệp cần lưu ý:
    • Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán.
    • Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời.
    • Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.2. Phương pháp thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Phương pháp này là kỹ thuật kiểm tra chi tiết quá trình thanh toán, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản.

Đây là một trong những phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, tuy mất nhiều công sức, thời gian, chi phí, nhưng lại mang lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.Thích hợp để thực hiện tại các lĩnh vực như tiền mặt, ngoại tệ, đá quý.

Kiểm toán có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nói chung, đối với doanh nghiệp nói riêng:

  • Tạo niềm tin cho những người quan tâm: Cung cấp các thông tin tin cậy cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị được kiểm toán, nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp,…
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý bằng cách đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến thông tin tài chính và thuế.
  • Cải thiện quản lý tài chính, có thể đưa ra khuyến nghị để cải thiện tổ chức, quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ kế toán của doanh nghiệp qua quá trình kiểm toán.
  • Tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong việc thực hiện các hoạt động tài chính.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn thương mại thông dụng.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*