Bài viết giải đáp cách nhận biết và kiểm tra thông tin hóa đơn điện tử nhanh chóng nhất. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến nội dung hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: 16 khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
Trong quá trình sử dụng, hóa đơn điện tử đem đến những lợi ích thiết thực như:
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn.
- An toàn và bảo mật: Hóa đơn điện tử được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, khách hàng chỉ cần truy cập hệ thống online để trích xuất và lưu trữ hóa đơn trực tiếp ngay trên phần mềm. Điều này giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tránh được rủi ro trong bảo quản, cũng như hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn giả.
- Tiết kiệm thời gian ,giảm thiểu các thủ tục hành chính
- Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng như : email. sms,…
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Tại Điều 5 của Nghị định này, Bộ Tài chính đã quy định và phân loại hóa đơn điện tử như sau:
- Loại thứ nhất: Hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng là loại hóa đơn được áp dụng cho đối tượng là bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Loại hóa đơn giá trị gia tăng này sẽ bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Loại thứ hai: Hóa đơn bán hàng. Hóa đơn điện tử bán hàng là loại hóa đơn được áp dụng đối với bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Loại hóa đơn bán hàng này sẽ bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Loại thứ ba: Các loại hóa đơn khác. Loại này sẽ bao gồm các loại hóa đơn như: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hay các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung đáp ứng đầy đủ quy định đối với một hóa đơn điện tử, tuân thủ Điều 6 của Nghị định này.
Như vậy, hiện hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính chia ra làm 03 loại chính. Các tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng cần phải căn cứ vào từng loại để có cách dùng tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Công thức tính thuế xuất nhập khẩu.
2. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn điện tử giả gồm những gì?
Để nhận biết một hóa đơn điện tử là giả, trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu thế nào là một hóa đơn hợp lệ. Hóa đơn điện tử cần đáp ứng những quy định pháp luật nào?
Hóa đơn điện tử hợp lệ là hóa đơn đáp ứng được những quy định về thời điểm lập, về nội dung và về định dạng hóa đơn theo Điều 9, Điều 10, Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy định về hóa đơn, chứng từ.
Ngoài ra, theo Điều 9, Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ về Hóa đơn điện tử không hợp pháp như sau:
“Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 9, Khoản 10, Điều 3, Nghị định này.”
Theo đó, hóa đơn điện tử giả cũng là một dạng hóa đơn không hợp pháp và không đáp ứng đúng quy định của luật Kế toán hoặc chưa được đăng ký, không có mã của cơ quan thuế,…
Ngoài ra có một dấu hiệu của hóa đơn điện tử giả là hóa đơn sử dụng không đúng định dạng file XML mà dưới một dạng file dữ liệu điện tử khác như PDF, hình ảnh,…
Khi không dùng hóa đơn điện tử có đuôi file XML, doanh nghiệp không thể kiểm tra và xác thực các thông tin: đơn vị kinh doanh, tên công ty, mã số thuế, doanh thu. Do đó doanh nghiệp cần cảnh giác và kiểm tra kĩ khi hóa đơn điện tử được gửi về không phải định dạng XML.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Để kiểm tra tại Cổng thông tin tra cứu hóa đơn của Tổng cục Thuế để xác nhận tính hợp lệ của hóa đơn, quý doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau đây.
Việc kiểm tra tại Cổng thông tin tra cứu hóa đơn của TCT áp dụng đối với hóa đơn hóa đơn giấy, hóa đơn mua của Cơ quan thuế, hóa đơn điện tử theo quy định cũ (theo Thông tư 32/2011/TT-BTC). Cụ thể:
Bước 1: Truy cập website http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/main.html
Bước 2: Chọn hình thức tra cứu.
Cổng thông tin tra cứu hóa đơn điện tử
Cổng thông tin tra cứu hóa đơn của Tổng cục Thuế
Thông tin hóa đơn, biên lai => Hóa đơn => Tra cứu một hóa đơn/ Tra cứu nhiều hóa đơn (tùy vào nhu cầu tra cứu).
Bước 3: Điền thông tin hóa đơn cần tra cứu
“Điều kiện tra cứu” => Nhập:
+ Mã số thuế người bán HHDV
+ Mẫu số.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định thuế thu nhập cá nhân giảm trừ người phụ thuộc?
+ Ký hiệu hóa đơn
+ Số hóa đơn
+ Hóa đơn bưu chính viễn thông
+ Nhập mã xác thực.
=> Chọn “Tìm kiếm” để hệ thống trả kết quả tra cứu.
Bước 4: Kiểm tra kết quả tra cứu.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi