Trong thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hóa đơn điện tử đã gửi câu hỏi về đội ngũ phát triển nội dung của hoadonxacthuc.com.vn. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc về trường hợp không cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
1. Hóa đơn là gì?
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Hiện nay, hóa đơn gồm những loại sau:
- Hóa đơn tự in.
- Hóa đơn đặt in.
- Hóa đơn điện tử.
Trong đó, hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử bao gồm:
- Hóa đơn xuất khẩu
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đây, theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC, các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử chậm nhất vào ngày 31/06/2020. Tức là: bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.
Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử, thời hạn áp dụng đã được lùi lại. Điều này đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020.
Tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định cho bãi bỏ Khoản 2, Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Quy định này đồng nghĩa rằng, quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT chậm nhất vào ngày 01/11/2020 sẽ chính thức được bãi bỏ.
Thay vào đó, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sẽ được chuyển sang ngày 01/07/2022.
>> Tham khảo: Quy trình nộp tờ khai thuế qua mạng.
2. Quy định trường hợp không cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Quyết định số 1209/2015/QĐ-BTC, việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử được quy định như sau:
– Các doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế vẫn phải lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, thay vì lập báo cáo thủ công như khi dùng hóa đơn giấy, việc tổng hợp báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Bởi, mọi thao tác sẽ được tiến hành ngay trên phần mềm HĐĐT doanh nghiệp sử dụng.
– Các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sẽ không phải lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Bởi, các hóa đơn này đều đã được cơ quan thuế cấp mã trước đó. Toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế mà doanh nghiệp sử dụng đều đã được lưu trữ trên hệ thống cấp mã xác thực của Tổng cục Thuế.
Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoàn toàn không phải lập báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính sẽ chịu mức phạt thế nào?
Tại Điều 29, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ mới ban hành ngày 19/10/2020, mức độ xử phạt hành vi vi phạm báo cáo hóa đơn được quy định như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1-5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1-10 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định;
- Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Riêng đối với các đơn vị kinh doanh tự phát hiện sai sót và lập lại báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11-20 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21-90 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định;
- Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
Ngoài ra, theo đúng quy định pháp luật, bên cạnh việc chịu xử phạt, các đơn vị kinh doanh khi vi phạm báo cáo sử dụng hóa đơn còn phải tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã giải đáp các thắc mắc của độc giả về trường hợp không cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng bài viết đã đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi