Khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, các bên tham gia có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện để đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến thông tin trên hợp đồng điện tử.
1. Lưu ý về giao kết hợp đồng điện tử.
Thời gian, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
- Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
- Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu hủy hóa đơn điện tử.
Tại Điều 35, Luật Giao dịch điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải đảm bảo:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Thời gian, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Thời điểm: Là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.
Địa điểm: là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan tổ chức hoặc là nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân.
Như vậy, pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử nếu tuân thủ theo các quy định tại Luật Giao dịch điện tử. Doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử để giao dịch tương tự như hợp đồng truyền thống.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, việc hợp đồng điện tử dần thay thế hợp đồng truyền thống là điều tất yếu. Cùng với quá trình hội nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo và sớm áp dụng hợp đồng điện tử để bắt kịp xu thế, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.
>> Tham khảo: Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân.
Do được thể hiện dưới dạng điện tử nên so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có nhiều đặc điểm đặc thù:
- Mọi thông tin được thể hiện bằng dữ liệu điện tử.
- Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài bên mua và bên bán thì hợp đồng điện tử còn có sự xuất hiện của cơ quan chứng thực chữ ký điện tử, nhà cung cấp mạng,… Quá trình giao kết, đàm phán không có sự chứng thực của bên thứ 3 thì không có thẩm quyền.
- Giá trị pháp lý có phần hạn chế: Hợp đồng điện tử chỉ áp dụng dựa trên Điều 1, Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Kết luận
Để được tư vấn thủ tục mua hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn và tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do ThaisonSoft cung cấp:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi