Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Cách xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm

Doanh nghiệp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC cần lưu ý những gì? Bài viết được thực hiện bởi hoadonxacthuc, hy vọng sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Những tiêu thức không bắt buộc trên hóa đơn điện tử.

1. Các bước xuất hóa đơn điều chỉnh giảm

Theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP, các bước thực hiện xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm như sau:

Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm

Kế toán vào phân hệ “Lập hóa đơn” và chọn mục “Lập hóa đơn điều chỉnh”. Sau đó, kế toán chọn hóa đơn gốc bị sai sót, phần mềm hóa đơn điện tử sẽ lấy thông tin ở hóa đơn gốc sang hóa đơn điều chỉnh.

Sau đó, kế toán ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn.

Bước 2: Điền nội dung trên hóa đơn điều chỉnh

Việc điều chỉnh giảm hóa đơn được hướng dẫn tại Công văn số 1647/TCT-CS năm 2023 của Tổng cục Thuế. Trong đó, kế toán điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin tại dòng hàng hóa bị sai sót, bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế.

Bước 3: Ký số và gửi cho người mua

Kế toán xuất hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Kê khai thuế với hóa đơn điều chỉnh giảm

Kê khai thuế với hóa đơn điều chỉnh giảm

Tại Điều 23, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua; hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển tới bên mua; hai bên bán và mua đã tiến hành kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện có sai sót xảy ra với hóa đơn thì cả bên bán và bên mua phải lập biên bản điều chỉnh, lập hóa đơn điều chỉnh, đồng thời điều chỉnh lại cả kê khai thuế đã tiến hành trước đó.

Đối với các trường hợp hóa đơn đã lập phát hiện có số liệu cao hơn so với thực tế, sau khi cùng bên mua lập biên bản điều chỉnh có ghi rõ sai sót, bên bán sẽ tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm, rồi sau đó cả hai bên bán và mua sẽ điều chỉnh giảm kê khai thuế đã thực hiện trước đó.

>> Tham khảo: Phân biệt ETD và ETA trong xuất nhập khẩu như thế nào?

Các hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm phải ghi rõ giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Khi tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm, người điều chỉnh cầu lưu ý một số điểm như sau:

– Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.

– Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.

– Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

– Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.

Ngoài ra, căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

>> Tham khảo: Hướng dẫn lập Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80.

Hóa đơn điều chỉnh kê khai thuế như thế nào? Để biết được cách kê khai thuế với hóa đơn điều chỉnh sao cho đúng, bạn và doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành.

Tại Công văn số 3430/TCT-KK, ban hành ngày 21/08/2014, Tổng cục Thuế đã quy định cách thực hiện kê khai với các hóa đơn điều chỉnh như sau:

– Đối với bên bán, việc kê khai thuế với hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ tiến hành theo Bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.

– Đối với bên mua, việc kê khai thuế với hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ tiến hành theo Bảng kê mẫu số 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã hỗ trợ việc ghi số âm tại cả bảng kê mẫu số 01-1/GTGT và mẫu số 01-2/GTGT.

Bên mua kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào

Nếu trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn, không phát sinh bất cứ hóa đơn bán ra, mua vào khác thì bên mua sẽ kê khai vào tờ khai số 01/GTGT như sau:

– Kê khai âm vào chỉ tiêu 23.

– Kê khai âm vào chỉ tiêu 24.

– Kê khai âm vào chỉ tiêu 25.

Nếu trường hợp trong kỳ phát sinh thêm nhiều hóa đơn bán ra, mua vào khác thì bên mua sau khi hoàn tất kê khai thuế sẽ lấy số liệu trên các chỉ tiêu 23, 24, 25 trừ đi số tiền và tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý rằng, các hóa đơn điều chỉnh thì không được viết âm nhưng bắt buộc phải kê khai âm trên phần mềm HTKK.

Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra

Đối với trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn điều chỉnh giảm (tức là không hề có các hóa đơn bán ra hay mua vào trong kỳ kê khai) thì bên bán sẽ tiến hành điều chỉnh kê khai thuế trên tờ khai 01/GTGT như sau:

  • Kê khai âm vào chỉ tiêu 32
  • Kê khai âm vào chỉ tiêu 33

Cách kê khai âm rất đơn giản, người kê khai chỉ cần đặt dấu trừ (-) phía trước số tiền ở chỉ tiêu 32 và 33.

Đối với trường hợp trong kỳ phát sinh thêm nhiều hóa đơn bán ra, mua vào khác thì bên bán sau khi kê khai sẽ lấy số liệu trên chỉ tiêu 32 và chỉ tiêu 33 để trừ đi số tiền và tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

>> Tham khảo: Tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp.

Kết luận

Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*