Bài viết tổng hợp một số nguyên tắc xuất hóa đơn GTGT khi xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Hóa đơn GTGT là gì?
Hóa đơn giá trị gia tăng, hay còn gọi là hóa đơn đỏ có thể hiểu là một dạng hóa đơn được người bán lập ra nhằm ghi nhận các thông tin về hàng hóa, sản phẩm cung ứng cho bên mua theo đúng quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. Hiện nay, hóa đơn giá trị ra tăng thường được thực hiện theo hướng dẫn của bộ tài chính và các cơ quan doanh nghiệp sẽ phải tính thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hóa đơn đỏ.
Hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay thường được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Hóa đơn tự in: đây là các hóa đơn do chính các doanh nghiệp tự in ra khi tiến hành hoạt động cung cấp, buôn bán hàng hóa; dịch vụ.
- Hóa đơn điện tử: đây là những hóa đơn tập hợp các dữ liệu về việc buôn bán, cung cấp sản phẩm; dịch vụ của bên bán gửi cho bên mua. Những hóa đơn này sẽ phải được quản lý theo quy định của luật giao dịch điện tử cũng như của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Hóa đơn đặt in: những hóa đơn này thường được sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa. Ngoài ra, các hóa đơn đỏ được đặt in còn có thể do cơ quan thuế yêu cầu để cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh khác nhau.
2. Nguyên tắc xuất hóa đơn GTGT cho công ty nước ngoài
Các hóa đơn GTGT xuất cho công ty nước ngoài cần phải lưu ý và tuân thủ một số điểm như sau:
– Đơn giá chưa bao gồm thuế GTGT;
– Hóa đơn bắt buộc phải có các tiêu thức gồm:
- Thuế suất GTGT;
- Tổng số tiền thanh toán ghi bằng số và chữ.
– Vì sẽ dùng làm căn cứ cho tờ khai hải quên nên trên hóa đơn GTGT phải ghi thuế suất như sau:
- Thuế suất GTGT: 0%;
- Tiền thuế GTGT: 0%.
– Bên bán chỉ được viết đồng tiền ngoại tệ trên hóa đơn khi thuộc diện được phép thu tiền bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Đăng ký hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế.
3. Quy định các trường hợp xuất hóa đơn GTGT xuất khẩu
Liên quan tới vấn đề xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo ngay Thông tư số 39/2014/TT-BTC, do Bộ tài chính ban hành ngày 31/03/20214.
Theo đó, quy định hóa đơn áp dụng cho hoạt động xuất khẩu đã được Bộ Tài chính quy định như sau:
– Hóa đơn GTGT (theo mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi xuất khấu, nếu DN xuất khẩu áp dụng phương pháp khấu khấu trừ.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các tổ chức, cá nhân khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
– Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 5.3 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào trong khi phi thuế quan với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân xuất vào khu phi thuế quan”.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:
– Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các DN sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.
Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
– Trường hợp xuất khẩu tại chỗ
Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.
Như vậy, khi căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:
- Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;
- Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi