Nguyên tắc kế toán thuế GTGT xuất nhập khẩu

hạch toán thuế GTGT xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hạch toán thuế VAT xuất nhập khẩu cần tuân thủ nguyên tắc gì? Quy định về kế toán thuế xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Kế toán thuế xuất nhập khẩu cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán xuất nhập khẩu sử dụng TK 3333.

1.1. Nguyên tắc kế toán xuất khẩu:

  • Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật. Nếu trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng đối với bên nhận ủy thác.
  • Thuế xuất khẩu là thuế gián thu và không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
  • Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó sẽ được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào khoản thu khác.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tửBáo giá hóa đơn điện tử.

1.2. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khẩu:

  • Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế, nếu giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này sẽ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
  • Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp theo giá gốc hàng mua. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa.
  • Kế toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thì khi hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm giá trị hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ được hoàn thì ghi giảm chi phí khác hoặc giảm nguyên giá TSCĐ.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu thì khi hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.”

>> Tham khảo: Có được sử dụng hóa đơn điện tử khi chưa thông báo phát hành?

Như vậy, theo Nghị định 123 thì doanh nghiệp phát sinh hoạt động xuất khẩu bắt buộc phải sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.

Mặt khác, Theo Khoản 1, Điều 11, Thông tư 78/2021/TT-BTC thì từ 1/7/2022, toàn bộ các các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy thì doanh nghiệp khi có hoạt động xuất khẩu bắt buộc phải xuất hóa đơn điện tử.

Đồng thời, theo luật Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì “Trường hợp theo thông lệ thương mại quốc tế mà doanh nghiệp cần sử dụng hóa đơn thương mại (invoice) thì cơ quan Thuế không quản lý”.

=> Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử khi xuất bán hàng xuất khẩu là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn thương mại là theo thông lệ quốc tế.

2. Hướng dẫn hạch toán thuế xuất nhập khẩu

Thuế VAT xuất nhập khẩu

Kế toán thuế xuất nhập khẩu bao gồm thực hiện các thao tác ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ về thuế và các khoản thu khác đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu phát sinh trong kỳ để vào sổ kế toán, thực hiện báo cáo kế toán. Một số công việc điển hình của kế toán thuế xuất nhập khẩu như sau:

  • Ghi chép các thông tin và số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu đảm bảo rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
  • Ghi chép đảm bảo trung thực, đúng bản chất và nội dung, trị giá của các nghiệp vụ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu.
  • Ghi chép liên tục các thông tin, số liệu kế toán xuất – nhập khẩu.
  • Phân loại, sắp xếp các số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu theo trình tự, hệ thống và thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.

>> Tham khảo: Văn bản thỏa thuận sai sót hóa đơn điện tử.

2.1. Hạch toán thuế xuất khẩu

Việc hạch toán thuế xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 200 và 133, cụ thể:

2.1.1. Trường hợp có thể tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu không gồm thuế xuất khẩu:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.

2.1.2. Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu gồm cả thuế xuất khẩu:

Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

2.1.3. Định kỳ khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.1.4. Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 155, 156,…

2.1.5. Khi nộp tiền thuế xuất khẩu:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.

Có TK 111, 112.

2.1.6. Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm:

Nợ TK 111, 112, 3333

Có TK 711 – Thu nhập khác.

2.2. Hạch toán thuế nhập khẩu

2.2.1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:

Nợ TK 152, 156, 211, 611,…: Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu.

Có TK 3333: tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá trị phải trả.

2.2.2. Với hàng tạm nhập, tái xuất mà đơn vị không có quyền sở hữu:

Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

2.2.3. Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

>> Tham khảo: Hướng dẫn hạch toán thuế vãng lai.

2.2.4. Khi thuế nhập khẩu vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán như sau:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

2.2.5. Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).

2.2.6. Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu

Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

2.2.7. Khi DN nhận được tiền từ NSNN, hạch toán:

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*