Bài viết tổng hợp những tiêu thức không bắt buộc trên hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp cần lưu ý. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những thông tin hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp cần lập biên bản hủy hóa đơn khi nào?
1. Nội dung hóa đơn điện tử
Tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định cho bãi bỏ Khoản 2, Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Quy định này đồng nghĩa rằng, quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT chậm nhất vào ngày 01/11/2020 sẽ chính thức được bãi bỏ.
Thay vào đó, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sẽ được chuyển sang ngày 01/07/2022.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ cũng khẳng định quan điểm khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin nên tiến hành chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn 01/07/2022 càng sớm càng tốt.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Dù hóa đơn điện tử có nhiều loại, nhưng thông tin trình bày trên hóa đơn cũng có những quy định chung cần tuân thủ. Theo Điều 10, của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung của loại hóa đơn điện tử gồm 13 mục như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Tên liên hóa đơn dùng cho hóa đơn do cơ quan thuế in theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Số hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên mua.
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; tổng tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký của bên bán, chữ ký của bên mua.
- Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm bên bán, bên mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định này.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại Điểm e, Khoản 6, Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Như vậy, bài viết đã giúp quý khách hiểu thêm về các loại hóa đơn điện tử theo quy định, cũng như những yêu cầu về nội dung trên hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-BTC.
2. Tiêu thức không bắt buộc trên hóa đơn điện tử
Trong một số trường hợp nhất định, để phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh, hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ tiêu thức vẫn được coi là hợp lệ.
Hóa đơn điện tử tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì không bắt buộc phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
>> Tham khảo: Có bắt buộc với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể?
Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì tiêu thức không bắt buộc gồm có:
- Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì không bắt buộc:
- Chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);
- Tiêu thức của người mua, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
- Với tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính và số lượng đơn giá.
Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì tiêu thức không bắt buộc gồm:
- Ký hiệu hóa đơn,
- Ký hiệu mẫu hóa đơn,
- Số thứ tự hóa đơn,
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng,
- Mã số thuế, địa chỉ người mua,
- Chữ ký số,
- Chữ ký điện tử của người bán.
Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì một số tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính, số lượng đơn giá.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Trong trường hợp hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tiêu thức không bắt buộc gồm:
- Ký hiệu hóa đơn,
- Ký hiệu mẫu hóa đơn,
- Tên địa chỉ,
- Mã số thuế của người mua,
- Chữ ký điện tử của người mua,
- Đơn vị tính,
- Số lượng,
- Đơn giá.
Cuối cùng, trường hợp với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, những tiêu thức không bắt buộc gồm:
- Không thể hiện tiêu thức của người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, kho nhập hàng;
- Không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
>> Tham khảo: Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Kết luận
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi