Hóa đơn bán hàng là gì? Hóa đơn bán hàng có phải là hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) không? Bài viết hướng dẫn cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đơn giản nhất.
1. Khái niệm hóa đơn
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Các hóa đơn thông thường có các mục sau: số và ngày lập hóa đơn, tên và địa chỉ người bán hàng, tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một), các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán, danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ.
Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì người bán hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của của phần hàng hóa trả lại và sau đó hoàn lại tiền cho người mua hàng.
Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian (ví dụ các hóa đơn thanh toán cho các luật sư hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc) thông thường đưa ra các số liệu từ các bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ,…
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Hóa đơn bán hàng là gì?
Hóa đơn bán hàng, hay còn gọi là hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn trực tiếp. Đây là loại hóa đơn phục vụ cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa, được sử dụng trong các đơn vị kinh doanh khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này sẽ bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Theo đúng quy định pháp luật hiện hành, đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng bao gồm:
- Các tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT theo phương pháp bán hàng hóa, dịch vụ nội địa, xuất vào khu phi thuế quan hoặc các trường hợp được coi là xuất khẩu.
- Các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa, kể các các trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong khu phi thuế quan. Với trường hợp này, hóa đơn bán hàng cần ghi rõ: “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Như vậy, hóa đơn bán hàng được hiểu đơn giản là loại hóa đơn dùng cho các đơn vị kinh doanh kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn chứng từ theo Nghị định 123.
3. Hóa đơn bán hàng khac sgif với hóa đơn GTGT
Cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đơn giản nhất như sau:
- Hóa đơn bán hàng: Tên hóa đơn được ghi rõ là “Hóa đơn bán hàng”. Thường thì trên hóa đơn sẽ không có dòng thuế suất.
- Hóa đơn GTGT: Tên hóa đơn sẽ được ghi rõ là “Hóa đơn giá trị gia tăng. Thường thì trên hóa đơn GTGT sẽ có dòng thuế suất.
Ngoài ra, khi muốn phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT, bạn có thể dựa vào các tiêu thức sau:
– Về đối tượng sử dụng:
- Hóa đơn GTGT áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hóa đơn bán hàng áp dụng cho các đơn vị kinh doanh khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Về hình thức kê khai:
- Với hóa đơn GTGT, doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.
- Với hóa đơn bán hàng, các doanh nghiệp chỉ phải kê khai hóa đơn đầu ra mà thôi.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn đơn điện tử hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi