Quy định quan trọng về bản thể hiện của hóa đơn điện tử

Quy định về bản thể hiện của hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về bản thể hiện của hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Nội dung trên bản thể hiện của hóa đơn điện tử

Vì bản thể hiện hóa đơn điện tử sẽ thể hiện nội dung và hình thức của hóa đơn gốc nên trên hóa đơn điện tử có nội dung gì thì bản thể hiện của hóa đơn điện tử sẽ có đầy đủ các nội dung đó.

Vì bản thể hiện hóa đơn điện tử sẽ phản ánh đầy đủ nội dung của hóa đơn điện tử gốc nên theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC thì nội dung bản thể hiện hóa đơn điện tử sẽ bao gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Tên liên hóa đơn.
  • Số hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ.
  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng.
  • Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  • Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn.
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua: Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định này.
  • Thời điểm lập hóa đơn, thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có.
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
  • Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
  • Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
  • Nội dung khác tùy theo đặc điểm, tính chất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Xuất hóa đơn VAT khi xuất khẩu hàng hóa.

Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

“Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế” (Khoản 2, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

2. Quy định đóng dấu trên bản thể hiện của hóa đơn

Hóa đơn điện tử được quy định thế nào?

Thực chất, định dạng duy nhất có giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử là định dạng XML. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử ra các bản giấy dưới định dạng khác không có giá trị kê khai hay tính thuế nên việc đóng dấu hay không sẽ không làm cho bản thể hiện hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý.

Từ ngày 1/7/2022, Chính phủ đã có quy định về việc bắt buộc sử dụng dịch vụ hoá đơn điện tử áp dụng cho mọi doanh nghiệp tại Việt Nam khi mua bán hàng hoá – dịch vụ (Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC).

Chính phủ cũng đã bắt đầu thử nghiệm thí điểm áp dụng tại một số tỉnh và thành phố trong hai giai đoạn trước đó:

  • Tháng 11/2021, áp dụng thử nghiệm dịch vụ hoá đơn điện tử bắt buộc giai đoạn một tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định (Công văn 10847 của Bộ Tài chính).
  • Tháng 4/2022, bắt đầu triển khai áp dụng với 57 tỉnh, thành phố còn lại. (Quyết định số 206/QĐ-BTC).

Như vậy, việc tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử đang rất cấp thiết với các doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp hãy tham khảo ngay một số tiêu chí quan trọng để lựa chọn một đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử uy tín dưới đây.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trong trường hợp đơn vị đã chuyển qua sử dụng hóa đơn điện tử nghĩa là đã không còn sử dụng hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế thì không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.

Tuy nhiên tại thời điểm mới bắt đầu chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử thì sẽ có 2 trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Tại thời điểm chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử thì thời gian trước đó trong cùng một quý doanh nghiệp vẫn có phát sinh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc không sử dụng nhưng vẫn còn tồn số hóa đơn đã mua tại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý trước thì doanh nghiệp vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định trên.

– Trường hợp 2: Tại thời điểm chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử thì trong kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

>> Tham khảo: Quy định về hoàn thuế VAT xuất khẩu.

Tương tự áp dụng với việc báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in tại Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nêu trên. Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau:

“Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Ngoài ra, hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) như sau:

“Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
…”

Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử như đã nêu trên.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*