Sử dụng phần mềm HTKK để lập báo cáo tài chính như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng phần mềm HTKK để lập báo cáo tài chính

Việc lập báo cáo tài chính hàng năm là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa trong việc nộp báo cáo tới cơ quan thuế mà còn là bức tranh phản ánh tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Bài viết hướng dẫn lập báo cáo tài chính trên phần mềm hỗ trợ kê khai.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng lập BCTC bao gồm:

– Đối tượng lập BCTC năm:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

– Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
  • Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp.

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm HTKK để lập báo cáo tài chính

Muốn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK đúng nhất hiện nay, bạn tiến hành theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mà doanh nghiệp đang sử dụng

Bạn cần mở phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai) mà doanh nghiệp mình đang sử dụng lên rồi tiến hành đăng nhập.

Trên giao diện “Đăng nhập hệ thống”, bạn cần điền mã số thuế của doanh nghiệp mình vào mục “Mã số thuế” rồi nhấn nút “Đồng ý” là đã có thể đăng nhập thành công.

Bước 2: Chọn tính năng “Báo cáo tài chính”
​​​​​​

  • Chọn tính năng “Báo cáo tài chính”.
  • Chọn tính năng “Báo cáo tài chính”.
  • Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống HTKK, muốn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK, bạn cần chọn chức năng “Báo cáo tài chính”, chọn tiếp “Bộ báo cáo tài chính (B01a-DNN) (TT 133/2016/TT-BTC)”.

Thực tế, khi báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bạn có thể chọn Bộ báo cáo tài chính B01a-DNN hoặc B01b-DNN, nhưng đa phần thì các doanh nghiệp sẽ chọn mẫu B01a-DNN.

Bước 3: Chọn “Niên độ tài chính”

Ngay sau khi chọn xong bộ báo cáo tài chính phù hợp với doanh nghiệp của mình, giao diện “Niên độ tài chính” trên HTKK sẽ hiển thị.

Tại đây, bạn cần điền tất cả các thông tin được yêu cầu để có thể tiếp tục làm báo cáo. Cụ thể:

  • “Năm”: Là năm tài chính bạn tiến hành làm báo cáo tài chính này.
  • “Từ ngày”… “Đến ngày”: Thời gian báo cáo tài chính sẽ báo cáo. Ví dụ như: Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017.
  • Nhấn tích chọn “Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”
  • Nhấn tích chọn: “KQHĐKD” và “LCTTGT hoặc “KQHĐKD” và “LCTTTT” đều được.
  • Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất thông tin, bạn bấm nút “Đồng ý”

Bước 4: Hoàn tất thông tin trên giao diện “Nhập tờ khai”

Hoàn thành lập báo cáo tài chính trên phần mềm HTKK
Hoàn thành lập báo cáo tài chính trên phần mềm HTKK.

Tiếp đó, giao diện “Nhập tờ khai sẽ hiển thị, bạn nhập số liệu vào đủ 3 biểu, bao gồm: CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTGT.

Sau khi đã nhập xong thông tin, bạn chọn nút “Ghi” và đợi màn hình hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!” là xong.

Bạn chọn tiếp nút “Kết xuất XML” và lưu vào một file trên máy tính của mình, dữ liệu này khi lưu sẽ dùng để gửi qua mạng cho cơ quan thuế.

Như vậy, tới đây, bạn đã hoàn thành xong việc lập báo cáo tài tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK. Tuy nhiên, để có thể tạo đủ bộ báo cáo tài chính theo Thông tư 133, bạn cần phải tiến hành làm tiếp Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN) trên HTKK và tư lập Thuyết minh báo cáo tài chính trên file word hoặc excel.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên đã đem đến những nội dung hữu ích đến quý độc giả.

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài 24/7:
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Nam/Trung: 1900 4768
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*