Thông tin cần biết về Cục xuất nhập khẩu bộ công thương cập nhật 2025

Cục xuất nhập khẩu

Cục xuất nhập khẩu Bộ công thương là cơ quan quan trọng trong việc quản lý và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về Cục Xuất nhập khẩu của Bộ công thương, từ cơ cấu tổ chức đến chức năng nhiệm vụ để độc giả hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của Cơ quan này.

>> Tham khảo: Lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN.

1. Cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương là gì?

Cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương ( Agency of Foreign Trade viết tắt là AFT) là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương.

Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân và con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương do Ngân sách Nhà nước cấp và từ các khoản thu phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.

Trụ sở chính của Cục Xuất nhập khẩu được đặt tại số 54 P. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu Bộ công thương

Cục xuất nhập khẩu Bộ công thương

Cơ cấu tổ chức của Cục XNK Bộ Công thương như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Quyết định 619/QĐ-BCT, cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Văn phòng
  • Phòng tổng hợp chính sách
  • Phòng xuất xứ hàng hóa
  • Phòng xuất nhập khẩu hàng công nghiệp
  • Phòng xuất nhập khẩu hàng Nông Lâm Thủy sản
  • Phòng quản lý xuất khẩu gạo
  • Phòng thương mại quốc tế
  • Văn phòng TBT
  • Văn phòng SPS
  • Văn phòng Đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, bộ phận lãnh đạo của Cục Xuất nhập khẩu bao gồm: Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu và các cục phó cục Xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

>> Tham khảo: Cách tính giảm mức tỷ lệ tính thuế GTGT với hộ và cá nhân kinh doanh từ 1/1/2025.

3. Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

xnk

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương.

Cục Xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công Thương, có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng trong việc quản lý và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể, các nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu được quy định rõ ràng tại Khoản 5, Điều 2, Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 như sau:

  • Quản lý Nhà nước về xuất xứ của hàng hóa
  • Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ trình Bộ trưởng ban hành quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phương án đàm phán về xuất xứ của hàng hóa trong các hiệp định và thỏa thuận đa phương, song phương.
  • Cục Xuất nhập khẩu giúp tham mưu cho Bộ trưởng chủ trì đàm phán với các nước có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục thực hiện quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tổ chức ban hành một số biểu mẫu về xuất xứ hàng hóa.
  • Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện một số loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
  • Quản lý các cửa hàng miễn thuế
  • Thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO của Bộ Công thương.
  • Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO của Bộ Công thương.
  • Hướng dẫn và kết hợp với hội ngành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
  • Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và bồi dưỡng, hướng dẫn văn bản quy phạm pháp luật và nghiệp vụ, chuyên môn về XNK hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thương mại quốc tế theo quy định.
  • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa theo phân công của Bộ.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Một số câu hỏi liên quan đến Cục xuất nhập khẩu Bộ công thương

4.1. Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có những Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực nào?

Hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có 18 phòng quản lý xuất nhập khẩu bao gồm: Phòng quản lý XNK khu vực Hà Nội, Phòng quản lý XNK khu vực thành phố HCM; phòng quản lý XNK khu vực Hải Phòng, khu vực Đà Nẵng, khu vực Lạng Sơn, khu vực Quảng Ninh, khu vực Lào Cai, khu vực Thanh Hóa, khu vực Nghệ An, khu vực Thái Bình, khu vực Bình Trị Thiên, khu vực Khánh Hòa, khu vực Hải Dương, khu vực Đồng Nai, khu vực Bình Dương, khu vực Vũng Tàu, khu vực Cần Thơ, khu vực Tiền Giang.

4.2. Cục Xuất nhập khẩu cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận nào?

Hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế theo ủy quyền của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương. Hy vọng qua bài viết, độc giả hiểu rõ hơn về vai trò, chức năng và các nhiệm vụ của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, cũng như tầm quan trọng của cơ quan này trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

>> Tham khảo: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*