Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Vậy trong doanh nghiệp kế toán thuế là làm những gì?
1. Khái niệm thuế
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
- Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
>> Tham khảo: Hướng dẫn quyết toán thuế trực tuyến.
2. Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là một trong những vị trí không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp trong xã hội hiện đại. Quá trình phát triển buôn bán thương mại ngày một tăng cao, kiểm soát thuế là một trong những vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ đối với nhà nước mà còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Nghiệp vụ kế toán thuế xảy ra thường xuyên và định kỳ đảm bảo quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Kế toán thuế có ý nghĩa quan trọng, các thông tin mua bán trao đổi được kế. toán thuế lưu trữ và tổng hợp làm căn cứ xác định thuế mà doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh phải nộp cho nhà nước.
Trước kia kế toán thuế thường quản lý hóa đơn, chứng từ giấy điều này khiến cho kế toán thuế rất bận và quá tải công việc, còn thường xuyên xảy ra các sai sót không đáng có. Phần mềm hóa đơn điện tử ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ và quản lý sản xuất.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Kế toán thuế trong doanh nghiệp làm những gì?
Trách nhiệm của kế toán thuế cơ bản gồm có những nghiệp vụ sau:
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty, phân loại theo thuế suất, theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Cty. Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở, giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm, hoàn thuế khi có phát sinh. Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp đề xuất biện pháp xử l.
- Hàng tháng lập chứng từ báo cáo thuế. Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT, vận chuyển nội bộ theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh .
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn điện tử, Hóa đơn điện tử đầu ra hợp lệ.
- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận). Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
- Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận). Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
- Hàng quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở. Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo qui định của Luật thuế hiện hành.
Kết luận
Ngoài ra, để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi