Thuế trị giá gia tăng là một dạng của thuế thương vụ. VAT là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp các điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước.
1. Điều kiện kê khai thuế GTGT
Trước tiên, khi tiến hành lập báo cáo thuế GTGT, các doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị và xác định rõ các điều sau:
– Tờ khai thuế. Việc sử dụng loại tờ khai nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp khai thuế mà doanh nghiệp áp dụng: Phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng Tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTGT.
- Nếu doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì sẽ sử dụng tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 04/GTGT.
– Hình thức khai thuế doanh nghiệp sẽ sử dụng: Khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý.
Hình thức kê khai thuế GTGT theo quý hiện sẽ được áp dụng với những trường hợp sau:
- Các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, dưới một năm.
- Các doanh nghiệp có mức doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ.
Còn hình thức kê khai thuế GTGT theo tháng sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động khoảng một năm trở lên, có tổng doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng.
Đối với việc lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT:
- Các doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này.
- Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ.
2. Cách điều chỉnh giảm thuế GTGT của bên mua
Khi tiến hành kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước, bên mua sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để có cách kê khai điều chỉnh đúng nhất:
- Trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn cần điều chỉnh giảm. Bên mua sẽ điều chỉnh kê khai âm vào các chỉ tiêu 23, 24, 25 trên tờ khai 01/GTGT.
- Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác nhau thì bên mua sẽ kê khai xong rồi lấy số liệu trên chỉ tiêu 23, 24, 25 để trừ đi số tiền, tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh. Trường hợp này đồng nghĩa với việc trong kỳ kê khai đó, doanh nghiệp có hóa đơn điều chỉnh giảm và có nhiều hóa đơn bán ra, mua vào khác.
>> Tham khảo: Vì sao chuổi kinh doanh nên sử dụng hóa đơn điện tử Einvoice.
3. Cách điều chỉnh giảm thuế GTGT của bên bán
Khi tiến hành kê khai điều chỉnh giảm cho thuế GTGT đầu vào của năm trước, bên bán sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để có cách kê khai điều chỉnh đúng nhất:
- Trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn cần điều chỉnh giảm. Điều này đồng nghĩa rằng trong kỳ đó không có hóa đơn mua vào nào khác. Bên bán sẽ điều chỉnh kê khai âm vào các chỉ tiêu 32, 33 trên tờ khai 01/GTGT. Theo đó, người kê khai chỉ cần đặt dấu trừ (-) trước sau đó mới nhập số tiền vào các chỉ tiêu.
- Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác nhau thì bên bán sẽ lấy số liệu kê khai ở chỉ tiêu 32, 33 để trừ đi số tiền, tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh giảm.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Kết luận
Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử hoặc đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi