Hóa đơn xác thực giúp minh bạch môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử (loại có mã xác thực và không có mã của cơ quan thuế) trong thời gian tới. Việc sử dụng hóa đơn xác thực đã giúp minh bạch hóa môi trường kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Hóa đơn xác thực là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 1209/2015/QĐ-BTC quy định về hóa đơn điện tử xác thực như sau:

“Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (hóa đơn xác thực) là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực qua hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.”

Trong đó:

  • Số hóa đơn xác thực: là dãy số có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
  • Mã xác thực: là chuỗi ký tự được mã hóa và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
  • Mã vạch hai chiều: có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế, được hiển thị trên hóa đơn. Mã vạch hai chiều hỗ trợ doanh nghiệp đọc nhanh và kiểm tra thông tin trên hóa đơn.

>> Tham khảo: Các bước quyết toán thuế TNCN.

Đối tượng áp dụng:

  • Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được cơ quan thuế lựa chọn tạo và phát hành hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và đăng ký chuyển dữ liệu trực tiếp đến cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đồng thời doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế được cơ quan thuế ra thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì cần phối hợp với Tổng cục Thuế để kiểm thử kết nối. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế nhận được đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu. Trường hợp kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thành công thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Hóa đơn điện tử giúp chống thất thu thuế

Hóa đơn xác thực đối với môi trường kinh doanh

Theo Bộ Tài chính, ước tính, cả nước hiện có khoảng 110 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh và 260 nghìn doanh nghiệp (DN) có doanh thu/năm trên 1 tỷ đồng. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực tế các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, viễn thông, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm … đã thực hiện giao dịch điện tử với khách hàng.

Thống kê của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, trong năm 2017, Tập đoàn Điện lực đã sử dụng 289 triệu hóa đơn điện tử; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) khoảng 96 triệu hoá đơn/năm; Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) và 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã sử dụng trung bình 3,5 triệu số hóa đơn/tháng, tương đương với 42 triệu số hóa đơn/năm. Số lượng hóa đơn điện tử của Tổng công ty hàng không Việt Nam là 2 triệu hóa đơn/năm.

Việc triển khai hóa đơn điện tử và thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đã góp phần giảm thời gian, chi phí cho DN, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn.

Tuy nhiên, thực tế phần lớn hộ kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ mua bán, được tự kê khai đóng thuế nên khó tránh khỏi thất thu thuế. Theo quy định, đối với hộ kinh doanh, hiện có 3 khoản thuế và lệ phí phải nộp chủ yếu là: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân. Vậy làm thế nào để công khai, minh bạch trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh?

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, về bản chất hộ kinh doanh và DN vừa và nhỏ là một, nhưng chính sách hiện nay lại phân biệt và nhiều trường hợp hộ kinh doanh bị loại ra khỏi chính sách khiến họ bị hạn chế nhiều so với DN. Cụ thể, về điều kiện kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện … chưa kể, một số ngành nghề quy định phải là DN.

Tuy nhiên so với DN, hộ kinh doanh cá thể lại có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập, lệ phí thành lập chỉ bằng 50% lệ phí thành lập DN. Hộ kinh doanh chỉ có 6 loại sổ sách kế toán so với vài chục loại của DN vừa và nhỏ. Họ chỉ cần đóng thuế môn bài, nộp kê khai hoặc thuế khoán, không phải đóng VAT, thu nhập cá nhân hoặc thu nhập DN … Vậy đây phải chăng chính là nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh e ngại khi chuyển đổi mô hình hoạt động lên thành DN?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, nguyên nhân quan trọng khiến các hộ kinh doanh không muốn chuyển lên DN đó là khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, họ có thể né thuế, trốn thuế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khác như các hộ kinh doanh khi chuyển lên DN, họ phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, do đó chi phi của họ sẽ phát sinh nhiều hơn.

>> Tham khảo: Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*