Nguyên tắc kế toán thuế xuất nhập khẩu cần lưu ý

Kế toán thuế xuất nhập khẩu

Thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng nhờ một loạt các hiệp định thương mại tự do. Chính vì thế, hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày càng sôi động và đem đến nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Đối với các doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động kế toán liên quan đến xuất nhập khẩu cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc. Căn cứ theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán xuất nhập khẩu sử dụng TK 3333.

1. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khẩu

Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế, nếu giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này sẽ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp theo giá gốc hàng mua. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa.

Kế toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thì khi hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm giá trị hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ được hoàn thì ghi giảm chi phí khác hoặc giảm nguyên giá TSCĐ.
  • Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu thì khi hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

Ngoài ra, một số trường hợp hàng hóa được miễn thuế xuất nhập khẩu theo quy định. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:

a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam;

>> Tham khảo: Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;

c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.

Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc.

Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập khác trong thời hạn nhất định để phục vụ công việc (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 114 Thông tư này), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì phải nộp thuế.

2. Nguyên tắc kế toán xuất khẩu

Kế toán thuế xuất nhập khẩu cần tuân thủ nguyên tắc gì?

  • Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật. Nếu trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng đối với bên nhận ủy thác.
  • Thuế xuất khẩu là thuế gián thu và không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
  • Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó sẽ được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào khoản thu khác.

Ngoài ra, kế toán thuế xuất khẩu cũng cần lưu ý một số trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu bao gồm:

– Doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.

>> Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản hiện nay.

– Trường hợp trong tháng, quý mà số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

– Trường hợp trong tháng / quý, doanh nghiệp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

– Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu / Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

– Nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước mà số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Lưu ý: số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*