Bài viết hướng dẫn cách hạch toán thuế xuất nhập khẩu theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết từ hoadonxacthuc sẽ giải đáp được những thắc mắc từ quý độc giả.
1. Hạch toán thuế xuất khẩu
Việc hạch toán thuế xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 200 và 133, cụ thể:
– Trường hợp có thể tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu không gồm thuế xuất khẩu:
- Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.
>> Tham khảo: Những lợi ích thiết thực khi bệnh viện áp dụng hóa đơn điện tử.
– Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu gồm cả thuế xuất khẩu:
- Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Định kỳ khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).
– Ghi nhận giá vốn:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
- Có TK 155, 156,…
– Khi nộp tiền thuế xuất khẩu:
- Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.
- Có TK 111, 112.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
– Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm:
- Nợ TK 111, 112, 3333
- Có TK 711 – Thu nhập khác.
2. Hạch toán thuế nhập khẩu
– Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:
- Nợ TK 152, 156, 211, 611,…: Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu.
- Có TK 3333: tiền thuế xuất, nhập khẩu.
- Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá trị phải trả.
– Với hàng tạm nhập, tái xuất mà đơn vị không có quyền sở hữu:
- Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
- Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
– Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
- Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
>> Tham khảo: Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.
– Khi thuế nhập khẩu vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán như sau:
- Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
- Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
- Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).
– Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:
- Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
- Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
- Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).
– Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, hạch toán:
- Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
- Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
– Khi DN nhận được tiền từ NSNN, hạch toán:
- Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Nguyên tắc kế toán xuất nhập khẩu cần lưu ý
Căn cứ theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán xuất nhập khẩu sử dụng TK 3333.
3.1. Nguyên tắc kế toán xuất khẩu:
- Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế xuất khẩu theo quy định pháp luật. Nếu trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng đối với bên nhận ủy thác.
- Thuế xuất khẩu là thuế gián thu và không nằm trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Khi xuất khẩu hàng hóa, kế toán phải tách riêng số thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
- Thuế xuất khẩu phải nộp khi xuất khẩu nhưng sau đó sẽ được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào khoản thu khác.
3.2. Nguyên tắc kế toán thuế nhập khẩu:
- Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế, nếu giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này sẽ sử dụng cho bên ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp theo giá gốc hàng mua. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa.
- Kế toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thì khi hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm giá trị hàng hóa.
- Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ được hoàn thì ghi giảm chi phí khác hoặc giảm nguyên giá TSCĐ.
- Thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu thì khi hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.
>> Tham khảo: Biểu thuế xuất nhập khẩu.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi