
Nội dung báo cáo tài chính gồm những gì? Yêu cầu đối với nội dung trên báo cáo tài chính thế nào? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Nội dung báo cáo tài chính
Căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Báo cáo tài chính năm gồm:
– Bảng cân đối kế toán.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
>> Tham khảo: Quy định về ngày lập và ngày ký số trên hóa đơn điện tử.
Báo cáo tài chính giữa niên độ:
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ.
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ.
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Căn cứ Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
– Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
– Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
>> Tham khảo: Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được quy định như thế nào?
– Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mỗi loại doanh nghiệp khác nhau sẽ được áp dụng thời hạn nộp báo cáo tài chính không giống nhau.
* Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính với các doanh nghiệp khác
Đối với các đơn vị kế toán của doanh nghiệp tư nhân hay các công ty hợp danh thì cần nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Với các đơn vị kế toán thuộc các doanh nghiệp khác thì việc nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc phải nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
* Thời hạn nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp nhà nước
– Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính quý
Nếu lựa chọn nộp báo cáo tài chính theo quý, các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Riêng với những công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì thời hạn chậm nhận là 45 ngày.
Theo đó, các đơn vị kế toán của doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quy cho công ty mẹ, Tổng công ty theo đúng như thời hạn do công ty mẹ hay Tổng công ty quy định.
– Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính năm
Nếu chọn nộp báo cáo tài chính theo năm thì các đơn vị kế toán phải nộp theo thời hạn chậm nhất là 30 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với những công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước thì thời hạn chậm nhất sẽ là 90 ngày.
Theo đó, các đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước phải nộp báo cáo cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn do chính công ty mẹ, tổng công ty quy định.
>> Tham khảo: Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là gì?
Kết luận
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi