Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khi đăng ký hoạt động đều cần đăng ký mã số thuế để các cơ quan nhà nước có thể quản lý và kiểm soát. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đơn vị muốn chấm dứt hiệu lực của mã số thuế thì phải làm gì và thời gian mất hiệu lực được xét như nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Khi nào doanh nghiệp được thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo Luật quản lý thuế 2019, dựa vào người nộp thuế đăng ký mã số thuế với cơ quan nào mà xét đến các trường hợp đơn vị này có thể đề chấm dứt hiệu lực mã số thuế hay không?
Nếu người nộp thuế đăng ký thuế với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã và đăng ký kinh doanh thì trong các trường hợp sau đây được đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
- Tổ chức giải thể, phá sản, không còn kinh doanh nữa
- Doanh nghiệp sáp nhập hoặc phân chia thành nhiều đơn vị nhỏ
- Đơn vị bị cơ quan nhà nước thu hồi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận hợp tác xã.
Khi giải thể, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong 10 ngày làm việc
Nếu người nộp thuế đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế thì đơn vị này được đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong trường hợp:
- Không còn phát sinh nghĩa vụ thuế, chấm dứt kinh doanh
- Cơ quan nhà nước thu hồi giấy phép và các giấy tờ liên quan
- Bị mua lại, sáp nhập hay phân chia nhỏ lẻ
- Cơ quan nhà nước thông báo người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
- Người nộp thuế mất tích, tử vong hay mất năng lực dân sự theo quy định của pháp luật
- Các nhà thầu nước ngoài đến thời hạn kết thúc hợp đồng
- Trong lĩnh vực dầu khí thì nhà thầu, nhà đầu tư chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng hoặc hợp đồng kết thúc.
Nếu doanh nghiệp đang trong trường hợp được đề cập trên đây thì được đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Sau khi chấm dứt, người nộp thuế phải tuân theo một số nguyên tắc theo điều 39 Luật quản lý thuế 2019, sẽ được đề cập chi tiết tại phần 2 bài viết này.
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Theo điều 39 Luật quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thứ nhất: Kể từ ngày mã số thuế chấm dứt hiệu lực được cơ quan thuế thông báo thì doanh nghiệp không được sử dụng trong bất kỳ giao dịch kinh tế nào.
- Thứ 2, Mã số thuế sau khi chấm dứt hiệu lực sẽ không được sử dụng lại, trừ các trường hợp đã được đề cập theo quy định.
- Thứ 3, sau khi mã số thuế doanh nghiệp được chấm dứt hiệu lực thì người nộp thuế vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ kế toán liên quan.
- Thứ 4, Khi mã số thuế được cơ quan thuế chấp nhận chấm dứt hiệu lực thì các mã số thuế nộp thay khác cũng mất hiệu lực.
- Thứ 5, Trong trường hợp người chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đơn vị phụ thuộc cũng phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Như vậy, sau khi người nộp thuế chính thức nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì mọi hoạt động liên quan đến mã này đều được chấm dứt hoàn toàn.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định
- Các giấy tờ liên quan khác, tùy vào từng trường hợp mà đơn vị đang gặp phải mà bộ hồ sơ sẽ có giấy tờ khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan thuế trực tiếp của mình để hỏi thêm về các thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế để tránh những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Nguồn: Phần mềm hóa đơn điện tử Thái Sơn !
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
Tham khảo thêm bài viết: Triển khai hóa đơn điện tử thất bại vì những sai lầm này
Để lại một phản hồi