Điều kiện đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Hiện nay, hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế số. Để đảm bảo giá trị pháp lý, doanh nghiệp cần tuân thủ một số quy định về hợp đồng điện tử. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ giải đáp được những thắc mắc từ quý độc giả.

1. Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình.

Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội. Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận ý chí của các bên và có giá trị ràng buộc các bên trong thỏa thuận khi thỏa thuận này đã được xác lập.

>> Tham khảo: Khấu trừ thuế khi tính thuế GTGT.

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Đối với loại hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định (như phải được làm thành văn bản) thì các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện hợp đồng theo hình thức đó. Các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.

2. Quy định về tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.

3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

>> Tham khảo: Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, việc giao kết hợp đồng điện tử dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được đảm bảo nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đầy đủ chữ ký số của các bên tham gia

Hợp đồng điện tử phải có đầy đủ chữ ký số của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp hợp đồng điện tử thực hiện giữa tổ chức và cá nhân thì cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số hoặc chữ ký hình ảnh của cá nhân tùy theo thỏa thuận.

– Đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin

Tính toàn vẹn của thông tin được thể hiện ở chỗ thông tin còn đầy đủ, chưa bị tác động chỉnh sửa hay bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình lưu trữ, hiển thị hay trao đổi chứng từ điện tử.

– Đại diện ký số đảm bảo là người đại diện hợp pháp của các bên

Một vấn đề cần lưu ý khi giao dịch hợp đồng điện tử là có 2 chữ ký số: Chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy truyền thống và chữ ký của doanh nghiệp thay thế cho con dấu trong hợp đồng giấy truyền thống.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Tùy theo thỏa thuận của các bên ký, có thể dùng chữ ký số doanh nghiệp. Tuy nhiên tốt nhất cần có đủ hai chữ ký số này trong hợp đồng của các bên ký.

Xu thế hiện đại hóa khiến cho các giao dịch điện tử, đặc biệt là hợp đồng điện tử dần thay thế hợp đồng giấy. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý tới vấn đề tính pháp lý để đảm bảo các giao dịch thông qua hợp đồng điện tử được hợp pháp.

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*