Việc phòng tránh và xử lý kịp thời khi phát hiện sai sót khi kê khai hoá đơn là điều rất cần thiết. Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp cách xử lý chính xác và đúng quy định nhất. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không?
Doanh nghiệp nên có kế hoạch thực hiện việc rà soát, kiểm tra hoá đơn GTGT định kỳ mỗi tháng, để tránh những sai sót hoặc bỏ quên, không kê khai hoá đơn đầu ra. Nếu còn thiếu hoá đơn đầu ra chưa kê khai thì doanh nghiệp cần lập hoá đơn và kê khai bổ sung thuế càng sớm càng tốt.
Trước hết, cố ý không kê khai hoá đơn đầu ra là một hành vi trái pháp luật và có thể bị quy vào tội trốn thuế. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về tội trốn thuế như sau:
Hành vi không ghi chép đầy đủ các khoản thu trong sổ kế toán hoặc không khai, khai không chính xác gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc tăng tiền hoàn thuế, miễn giảm thuế. Loại trừ với hành vi quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Với các cá nhân và doanh nghiệp vi phạm trốn thuế nhưng chưa đến mức hình sự thì sẽ có mức phạt từ 1-3 lần số thuế đã trốn và phải khắc phục hậu quả tùy theo tình tiết tăng nặng.
Trong trường hợp này, tại Công văn số 4943/TCT-KK của Tổng cục Thuế quy định: Trường hợp phát hiện ra hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước chưa kê khai thì người nộp thuế cần thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung.
Tuy nhiên, nếu do kê khai thiếu hoặc bỏ sót dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn mà bị cơ quan thuế phát hiện thì sẽ bị xử lý tùy theo tính chất sự việc.
– Trường hợp người nộp thuế đã nhanh chóng nộp thuế bổ sung kịp thời trước thời hạn bị thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc biên bản kiểm tra thuế, kết luận điều tra.
– Nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ và tự giác đóng đầy đủ thuế khắc phục kịp thời trước thời điểm ra quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được cơ quan thuế xác định lại và lập biên bản cho hành vi khai thiếu thuế.
– Với hành vi sử dụng hoá đơn chứng từ bất hợp pháp khi kê khai thuế nhưng bên mua chứng minh được vi phạm do bên bán và đã thực hiện đủ nghĩa vụ kê khai
Không kê khai hoá đơn đầu ra thuộc những trường hợp này sẽ phải nộp phạt với số tiền quy định bằng 20% khoản thuế khai thiếu hoặc các khoản được miễn, hoàn cao hơn quy định. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp bổ sung các khoản thuế bị sai phạm nói trên.
Lưu ý: Nếu hành vi sai phạm trong kê khai hoá đơn đầu ra nhưng không làm thay đổi số thuế phải đóng, các khoản giảm thuế, hoặc chưa nhận hoàn thuế theo quy định thì doanh nghiệp phải nộp 05-08 triệu vào ngân sách nhà nước thay vì 20%.
>> Tham khảo: Các hình thức thanh toán thương mại điện tử.
2. Thực hiện kê khai hoá đơn đầu ra bổ sung
Cụ thể, đối với hóa đơn đầu ra, căn cứ theo thời điểm của việc xuất bán phát sinh kỳ nào thì người nộp thuế sẽ phải kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định. Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ kê khai gồm các tài liệu sau để được cơ quan thẩm tra và cho phép kê khai điều chỉnh theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư Số: 156/2013/TT-BTC:
– Hồ sơ thuế bổ sung đã điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định.
– Bản giải trình lý do sai sót theo mẫu 01/KHBS.
– Các tài liệu và số liệu liên quan nhằm chứng minh và hỗ trợ giải trình.
Khi nộp thuế khắc phục, ngoài các khoản phạt và đóng bổ sung, doanh nghiệp cũng cần xác định khoản phạt nộp chậm với công thức tính như sau:
Khoản phạt nộp chậm = Số thuế nộp thêm*0.03%*Số ngày chậm nộp.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Thời hạn kê khai hoá đơn đầu ra
Hoá đơn đầu ra giá trị gia tăng cần phải lập ngay khi doanh nghiệp cung ứng (chuyển quyền sở hữu) sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng bất kể đã thu được tiền hay chưa. Tuỳ đặc thù các loại sản phẩm, dịch vụ mà mốc thời gian xác định để lập hoá đơn đầu ra cũng có sự khác nhau.
Sau khi hoá đơn được lập, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cần kê khai đầy đủ hoá đơn đầu ra vào đúng kỳ tính thuế mà hoá đơn phát sinh. Doanh nghiệp được lựa chọn thời hạn kê khai hoá đơn đầu ra theo tháng hoặc theo quý nếu đáp ứng đủ điều kiện sau (theo Điều 8 và Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP):
– Khai theo tháng áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng.
– Khai theo quý áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Đơn vị này cũng có thể lựa chọn khai theo tháng ổn định trong cả năm dương lịch.
– Những doanh nghiệp đang khai theo tháng nếu đủ điều kiện khai quý thì cần nộp văn bản đề nghị tới cơ quan thuế trước ngày 30/1 của năm muốn kê khai theo quý.
Việc nắm được những quy định mới về thời hạn khai thuế sẽ giúp các kế toán của doanh nghiệp tránh được tình trạng chậm trễ do không kê khai hoá đơn đầu ra đúng kỳ.
>> Tham khảo: Thuế VAT hàng nông sản được quy định như thế nào?
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi