Vì sao hóa đơn điện tử xác thực giúp minh bạch nền kinh tế?

Hóa đơn điện tử xác thực

Hóa đơn điện tử xác thực đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan thuế. Bài viết giải đáp một số quý định và tổng hợp một số lợi ích của hóa đơn xác thực, hy vọng rằng sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Hóa đơn điện tử xác thực là gì?

Tại Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã khẳng định một số quy định về hóa đơn điện tử trong các Thông tư, Nghị định đã ban hành trước đó sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể:

“2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”

“3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

“4. Bãi bỏ khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.”

Căn cứ vào quy định trên thì quy định bắt buộc chuyển đổi hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020 sẽ bị bãi bỏ. Thay vào đó, thời hạn cuối cùng các doanh nghiệp phải hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử là trước ngày 01/07/2022, theo đúng quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Quy định quan trọng về bản thể hiện của hóa đơn điện tử.

Hóa đơn xác thực là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực hóa đơn của cơ quan thuế. Mã xác thực và số xác thực là chuỗi ký tự được mã hóa và được cung cấp bởi hệ thống xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hóa đơn bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài mã xác thực và số xác thực, trên hóa đơn xác thực còn có Mã QR, là mã vạch hai chiều được hiển thị ở góc trên bên phải của hóa đơn xác thực. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử có cài phần mềm đọc mã QR như điện thoại, máy tính bảng để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hóa đơn. Tuy vậy, những thông tin về hóa đơn của doanh nghiệp luôn được bảo mật cao.

Theo Nghị định 119, hóa đơn điện tử gồm hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), hóa đơn bán hàng tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử … Các loại hóa đơn phải xây dựng theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Các đối tượng phải áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú.

Theo Nghị định 119, các lĩnh vực, ngành hàng phải thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử là điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị …

Đặc biệt, hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi phải triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

Hộ cá nhân nằm trong diện này là hộ sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng.

Nghị định cũng nêu rõ, hộ kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Lợi ích của hóa đơn xác thực

Lợi ích của hóa đơn xác thực

Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử xác thực là một trong nhiều giải pháp để đẩy mạnh công cuộc cải cách thủ tục hành chính về thuế, thông qua việc cắt giảm tối đa các thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian, chi phí làm thủ tục thuế cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả vào việc hoàn thành nghĩa vụ thu ngân sách nhà nước của ngành Thuế.

Hóa đơn điện tử xác thực sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều loại chi phí như:

  • In ấn.
  • Vận chuyển.
  • Bảo quản.
  • Lưu trữ và quản lý hóa đơn.

Những doanh nghiệp phân phối, phải xuất nhiều hóa đơn trong ngày sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hình thức quản lý với hóa đơn điện tử. Từ đó giảm được chi phí chung cho toàn xã hội.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Hóa đơn xác thực được tạo lập, phát hành, thông báo, sử dụng theo quy định như hóa đơn giấy, được Tổng cục Thuế cấp số hóa đơn xác thực và mã xác thực, do vậy có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy do doanh nghiệp tự in hoặc do cơ quan Thuế in.

– Tiết kiệm thời gian tra cứu hóa đơn: Thông qua mã xác thực trên hóa đơn, doanh nghiệp (khách hàng) có thể tra cứu, kiểm tra được thông tin của hóa đơn. Số hóa đơn xác thực là số định danh duy nhất, không bị trùng lặp.

– Tránh làm giả hóa đơn: Giải pháp quản lý chứng từ kế toán này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng kẻ xấu làm giả hóa đơn của doanh nghiệp vì để lập được hóa đơn, cần phải có chữ ký điện tử ký trên hóa đơn; Chữ ký điện tử này lại do các tổ chức có uy tín và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam cung cấp cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với xã hội, hóa đơn điện tử xác thực giúp:

– Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp

– Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.

>> Tham khảo: Danh mục hàng hóa không được giảm thuế GTGT năm 2023.

– Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới

– Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác.

– Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*