Bài viết giải đáp những sổ sách cần in khi quyết toán thuế TNDN. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Một số lưu ý khi quyết toán thuế
Theo quy định hiện hành thì thời hạn nộp bổ sung tờ khai điều chỉnh quyết toán thuế TNDN là bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc thời hạn nộp hồ sơ của lần khai thuế tiếp theo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nộp tờ khai bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở thuế mà doanh nghiệp trực thuộc.
Đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định sẽ xử lý thuế sau kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung, điều chỉnh như sau:
– Nếu hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp còn sai sót không liên quan tới thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được phép khai bổ sung, điều chỉnh. Đồng thời phải nộp tiền chậm nộp theo đúng quy định pháp luật.
– Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có sau sót liên quan tới thời kỳ đã thanh kiểm tra nhưng không liên quan tới phạm vi đã thanh kiểm tra thì doanh nghiệp được bổ sung, điều chỉnh tờ khai và phải nộp phạt tiền chậm nộp.
– Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có liên quan tới thời kỳ và phạm vi đã thanh kiểm tra và dẫn tới phát sinh tăng số thuế phải nộp hay giảm số thuế được hoàn/khấu trừ/đã nộp thừa thì doanh nghiệp được khai ổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Sổ sách cần in khi quyết toán thuế
Các kế toán doanh nghiệp khi quyết toán thuế cần phải lưu ý kiểm tra các sổ sách sau:
– Các khoản thu, khoản phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào và bán ra thực tế. Số dư cuối năm và biên bản xác nhận công nợ.
– Sổ kế toán 112 để xem số phụ ngân hàng và số dư cuối năm có khớp nhau không.
– Sổ quỹ tiền mặt. Cần kiểm tra loại sổ này để tránh hiện tượng âm quỹ xảy ra.
>> Tham khảo: Kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc.
– Sổ chi tiết 333 và chứng từ nộp thuế của doanh nghiệp. Cần đối chiếu hai loại sổ này để kiểm tra độ khớp của số liệu, thông tin.
– Sổ sách và các khoản chi phí trong TK đầu 6 và đầu 8.
– Sổ nhập xuất tồn kho, kiểm tra chi tiết nhập xuất tồn kho của từng mặt hàng và số dư cuối ngày của từng mặt hàng để tránh tình trạng âm kho.
– Sổ giá thành (nếu có). Đồng thời, kế toán phải kiểm tra bảng định mức đã đăng ký với cơ quan thuế, không được nộp bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phải tuân theo ấn định theo mức tiêu hao của cơ quan thuế và nhà nước.
– Khế ước nhận nợ (KUNN) từng lần phát sinh để kiểm tra các khoản lãi vay nếu doanh nghiệp phát sinh các khoản vay ngân hàng, vay cá nhân.
– Chi phí khấu hao tài sản hay hồ sơ tài sản.
– Tính hợp pháp của các hóa đơn.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra hết các sổ sách, tài liệu cần thiết thì kế toán cần tổng hợp các khoản chi phí có thể bị loại, khoanh vùng và cảnh báo trước với lãnh đạo nếu cần.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi