Việc không kê khai hoá đơn đầu ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và nhiều mức độ khác nhau. Vậy mức phạt của pháp luật cho các hành vi ở mức độ này sẽ như thế nào, doanh nghiệp cần phải biết và hạn chế mắc phải.
1. Không kê khai hoá đơn đầu ra do quên hoặc bỏ sót
Trong trường hợp này, tại Công văn số 4943/TCT-KK của Tổng cục Thuế quy định: Trường hợp phát hiện ra hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước chưa kê khai thì người nộp thuế cần thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung.
Tuy nhiên, nếu do kê khai thiếu hoặc bỏ sót dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn mà bị cơ quan thuế phát hiện thì sẽ bị xử lý tùy theo tính chất sự việc.
– Trường hợp người nộp thuế đã nhanh chóng nộp thuế bổ sung kịp thời trước thời hạn bị thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc biên bản kiểm tra thuế, kết luận điều tra.
– Nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ và tự giác đóng đầy đủ thuế khắc phục kịp thời trước thời điểm ra quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được cơ quan thuế xác định lại và lập biên bản cho hành vi khai thiếu thuế.
– Với hành vi sử dụng hoá đơn chứng từ bất hợp pháp khi kê khai thuế nhưng bên mua chứng minh được vi phạm do bên bán và đã thực hiện đủ nghĩa vụ kê khai
Không kê khai hoá đơn đầu ra thuộc những trường hợp này sẽ phải nộp phạt với số tiền quy định bằng 20% khoản thuế khai thiếu hoặc các khoản được miễn, hoàn cao hơn quy định. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp bổ sung các khoản thuế bị sai phạm nói trên.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Nếu hành vi sai phạm trong kê khai hoá đơn đầu ra nhưng không làm thay đổi số thuế phải đóng, các khoản giảm thuế, hoặc chưa nhận hoàn thuế theo quy định thì doanh nghiệp phải nộp 05-08 triệu vào ngân sách nhà nước thay vì 20%.
2. Hành vi cố tình không kê khai hoá đơn đầu ra
Trước hết, cố ý không kê khai hoá đơn đầu ra là một hành vi trái pháp luật và có thể bị quy vào tội trốn thuế. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về tội trốn thuế như sau:
Hành vi không ghi chép đầy đủ các khoản thu trong sổ kế toán hoặc không khai, khai không chính xác gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc tăng tiền hoàn thuế, miễn giảm thuế. Loại trừ với hành vi quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Với các cá nhân và doanh nghiệp vi phạm trốn thuế nhưng chưa đến mức hình sự thì sẽ có mức phạt từ 1-3 lần số thuế đã trốn và phải khắc phục hậu quả tùy theo tình tiết tăng nặng.
>> Tham khảo: Cần chú ý gì khi thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần 2.
Theo Điều 26, Nghị định 1236/2020/NĐ-CP, mức phạt mất hóa đơn đầu ra áp dụng như sau:
2.1. Phạt cảnh cáo
Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng với các hành vi:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn lập sai sót, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn đã lập sai, xóa bỏ.
2.2. Phạt tiền
Quy định phạt tiền theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP hiện có 3 mức chính như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu mắc phải một trong các hành vi:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập hóa đơn.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa thực hiện khai thuế.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ hai trường hợp đã áp dụng 2 mức phạt ở trên và trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2.3. Phạt do lỗi của bên thứ ba
Trường hợp xảy ra mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng do lỗi của bên thứ ba thì tùy vào mối quan hệ liên đới giữa bên thứ ba và bên mua/bên bán để xử phạt:
- Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt;
- Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi