Nhiều ngân hàng đã áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn hệ thống

Hóa đơn điện tử được áp dụng tại MB Bank từ 10/11/2018

Để nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như thuận tiện cho tổ chức, nhiều ngân hàng đã sớm áp dụng hóa đơn điện tử.

Tháng 8/2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB thông báo chính thức chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy như trước đây. Theo đó, hóa đơn sẽ được tạo lập tại hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử của ngân hàng, được ký điện tử và gửi đến khách hàng theo thông tin đã được đăng ký. Khi có nhu cầu tra cứu thông tin hóa đơn, khách hàng chỉ cần đăng nhập vào Internet Banking để thực hiện tra cứu hay tải hóa đơn về nếu có nhu cầu. Với những khách hàng không sử dụng Internet Banking thì cũng có thể dễ dàng nhận hóa đơn chuyển đổi tại các điểm giao dịch của ngân hàng SCB trên toàn quốc khi có nhu cầu. 

Áp dụng muộn hơn so với ngân hàng SCB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – MB Bank áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 11/2018. Với việc áp dụng hình thức hóa đơn mới này, thay vì mất thời gian chờ đợi như trước đây, khách hàng có thể chủ động tra cứu, xem, tải hóa đơn ngay khi nhận được số hóa đơn, mã bảo mật đã được hệ thống ngân hàng gửi tới email hay số điện thoại đăng ký trước bằng cách truy cập vào địa chỉ: https://einvoice.mbbank.com.vn/.

Áp dụng hóa đơn điện tử tại MB Bank từ 10/11/2018

Hóa đơn điện tử được áp dụng tại MB Bank từ 10/11/2018

Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – MSB cũng đã triển khai hóa đơn điện tử cho tất cả giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân từ tháng 5/2019. Tương tự với mô hình hóa đơn điện tử tại các ngân hàng khác, khách hàng của MSB có thể nhận thông tin hóa đơn điện tử, ví dụ như qua email hoặc tra cứu tại https://einvoice.msb.com.vn/ bằng cách nhập các thông tin yêu cầu như: mã số thuế, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, mã xác thực của hệ thống.

Sau thời gian đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng, các ngân hàng đều nhận định đây là hình thức hiện đại, đem lại lợi ích cho cả khách hàng và chính ngân hàng triển khai. Ngân hàng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho các khâu in ấn, chuyển phát hay lưu trữ hóa đơn, không phải đối mặt với những rủi ro cháy, hỏng, thất lạc hóa đơn. Các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn như lập báo cáo, hạch toán, đối chiếu sổ sách kế toán cũng được thực hiện nhanh chóng do tất cả thông tin đều đã được hệ thống và điện tử hóa. Trong khi đó, khách hàng cũng có thể chủ động truy cập website tra cứu để kiểm tra thông tin hóa đơn hay trích xuất hóa đơn. Với những lợi ích thiết thực như vậy, hóa đơn điện tử sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*