Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng năm 2019

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) tùy thuộc vào đối tượng khác nhau sẽ có phương pháp tính khác nhau. Hiện nay, có 2 cách tính thuế GTGT là: Phương pháp khấu trừ Thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Phương pháp khấu trừ thuế

Với phương pháp này, đối tượng áp dụng là các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó là các cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Đối tượng thứ ba là các cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Đối với các đối tượng này và phương pháp khấu trừ thuế thì công thức tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGt ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Với các trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:

Giá chưa có thuế GTGT =  Giá thanh toán/ (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))

  Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Thuế giá trị gia tăng

Xem thêm: Kê khai hóa đơn điện tử ra sao ?

Với phương pháp tính này, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động với doanh thu năm < 01 Tỷ đồng. Thứ hai là các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Thứ ba là các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó,

– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

  • Phần doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Khi tính thuế GTGT với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý sẽ được tính thuế GTGT phải nộp theo công thức: Thuế GTGT = GTGT x Thuế suất GTGT. Với GTGT = Giá thanh toán bán ra – giá thanh toán mua vào tương ứng. Giá thanh toán bán ra là giá thực tế bán ra, bao gồm cả tiền công chế tác, thuế GTGT, phụ thu, phí phụ thêm. Giá thanh toán mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý đã có thuế GTGT dùng cho việc mua bán chế tác vàng bạc đá quý bán ra tương ứng.

Như vậy, qua đây kế toán đã có thể hiểu thêm về các tính thuế giá trị gia tăng, hay biết thêm doanh nghiệp của mình phải tính thuế theo phương pháp nào.

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: Einvoice.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*